Cách chăm sóc lúa trong mùa mưa bão

Chăm sóc lúa trong mùa mưa bão là điều rất quan trọng để bảo vệ cây trồng và đảm bảo năng suất vụ mùa. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc lúa trong mùa mưa bão:
1. Kiểm tra và gia cố bờ ruộng
- Trước khi mưa bão đến, cần kiểm tra hệ thống bờ ruộng, mương thoát nước để đảm bảo không bị ngập úng.
- Gia cố bờ ruộng bằng đất hoặc vật liệu bền chắc để tránh tràn bờ khi mưa lớn kéo dài.
2. Thoát nước nhanh khi mưa lớn
- Nếu mưa lớn kéo dài, cần tạo các lối thoát nước nhanh để tránh ngập úng, gây ngộ độc rễ cho lúa.
- Đảm bảo nước được thoát đều và không ứ đọng lâu trên mặt ruộng.
3. Chăm sóc sau mưa bão
- Sau mưa, cần xới nhẹ lớp đất trên bề mặt ruộng để giúp rễ lúa không bị nghẹt thở, tăng cường trao đổi khí.
- Nếu lúa bị đổ ngã do bão, bà con nên dựng lại lúa càng sớm càng tốt, tránh để lúa tiếp xúc lâu với đất gây thối hỏng.
4. Bón phân cân đối
- Tránh bón phân đạm trước khi bão đến, vì đạm có thể làm lúa yếu, dễ đổ ngã trong mưa bão.
- Sau khi mưa bão qua, nên bón bổ sung kali để tăng sức đề kháng và giúp lúa phục hồi nhanh hơn.
5. Phòng trừ sâu bệnh
- Mưa bão thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh đạo ôn và sâu đục thân.
- Theo dõi sát sao ruộng lúa và phun thuốc phòng trừ khi cần thiết, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.
6. Chuẩn bị sẵn phương án dự phòng
- Chuẩn bị sẵn các phương tiện bơm nước và dụng cụ gia cố bờ ruộng để ứng phó kịp thời khi có mưa bão lớn.
- Đối với những khu vực thường xuyên bị ngập, có thể xem xét áp dụng các biện pháp như nâng cao mặt ruộng hoặc lựa chọn giống lúa chịu ngập tốt.
Việc chăm sóc lúa cẩn thận trong mùa mưa bão sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo sản lượng cho vụ mùa.

Vệ sinh máy gặt lúa mini sau khi thu hoạch
Sau mỗi mùa thu hoạch, việc vệ sinh máy gặt mini đúng cách là một bước rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Nếu không vệ sinh kỹ, máy dễ bị rỉ sét, kẹt cơ cấu truyền động, hao dầu nhớt và nhanh xuống cấp. Bài viết dưới đây Machitech sẽ hướng dẫn bà con cách vệ sinh máy gặt mini đúng chuẩn kỹ thuật, dễ hiểu, giúp máy bền, sẵn sàng cho vụ sau. Thời điểm vệ sinh máy gặt lúa mini tốt nhất Trong quá trình gặt, rơm rạ, bụi bẩn, bùn đất và cả nhựa lúa bám dính rất nhiều vào các bộ phận máy như lưỡi cắt, guồng gặt, hệ thống xích tải, quạt lúa, lọc gió, két nước… Những chất bẩn này nếu để lâu sẽ làm nghẹt, mòn hoặc rỉ sét linh kiện. Đặc biệt là ở vùng ruộng có nhiều bùn và rơm ướt, tình trạng bám dính rất nặng. Ngoài ra, nhiều máy để ngoài trời sau vụ gặt, kết hợp với hơi ẩm, phân hủy sinh học từ rơm mục khiến máy dễ mốc, rỉ, hoặc nghẹt các khe hút gió, gây nóng máy và hao nhiên liệu trong vụ sau. Ngay sau khi gặt xong, bà con nên tiến hành vệ sinh máy càng sớm càng tốt. Nếu để qua ngày, bụi bẩn khô cứng lại sẽ khó làm sạch hơn. Lý tưởng nhất là vệ sinh sơ bộ ngay sau khi gặt, rồi vệ sinh kỹ toàn bộ trong 1 - 2 ngày sau khi chuyển máy về nhà. Vệ sinh máy gặt mini sau thu hoạch 1. Làm sạch bên ngoài Dùng vòi nước xịt toàn bộ bên ngoài thân máy để loại bỏ rơm rạ, bùn đất và bụi bẩn bám dính. Bà con lưu ý không xịt trực tiếp vào khu vực điện, bugi hoặc lọc gió nếu không tháo rời. Ở khu vực này nên dùng khăn lau và bàn chải mềm để tránh hư linh kiện. 2. Vệ sinh lưỡi cắt và guồng gặt Tháo mũi rẽ lúa, kiểm tra lưỡi cắt và guồng gặt. Dùng bàn chải làm sạch nhựa lúa, rơm rạ bị quấn. Nếu thấy lưỡi dao mòn, cùn hoặc cong vênh, bà con nên mài nhẹ hoặc thay mới để chuẩn bị cho vụ sau. 3. Làm sạch xích tải và buồng đập Rơm thường cuốn vào xích và buồng đập. Dùng tay kéo nhẹ, tránh giật mạnh làm đứt xích. Sau khi làm sạch rơm, bà con nên dùng bàn chải khô để quét bụi mịn còn sót, rồi xịt nước nhẹ nếu cần. Sau khi khô, xịt dầu bôi trơn chuyên dụng lên xích và trục quay. 4. Kiểm tra và làm sạch két nước, quạt gió Két nước và quạt gió thường bám đầy bụi. Dùng vòi nước xịt nhẹ để rửa mặt trước két nước, tránh để nước lọt vào bên trong gây nghẹt. Sau đó dùng máy hút bụi hoặc bàn chải để làm sạch lưới lọc gió. Bước này rất quan trọng vì nếu két nước bẩn, vụ sau máy sẽ nóng rất nhanh. 5. Vệ sinh khoang động cơ Đây là khu vực nhạy cảm. Bà con không nên dùng nước xịt vào trong. Thay vào đó, hãy dùng khăn lau sạch bụi dầu, dầu thừa, lau xung quanh bugi và dây điện. Nếu lọc gió quá bẩn, cần tháo ra giặt hoặc thay mới. 6. Kiểm tra và thay nhớt nếu cần Nếu nhớt còn mới, bà con có thể để lại. Nhưng nếu máy đã chạy cả vụ hoặc thấy nhớt đen, đặc, có bọt, thì nên thay nhớt mới. Việc thay nhớt giúp động cơ hoạt động trơn tru và ít hao nhiên liệu. 7. Làm khô và bôi trơn toàn bộ các điểm ma sát Sau khi vệ sinh, để máy ở nơi khô ráo vài giờ. Khi máy đã ráo nước, bà con nên dùng dầu bôi trơn xịt lại các trục, xích, ổ bi để chống rỉ sét. Lưu ý khi vệ sinh máy gặt mini Tuyệt đối không dùng vòi áp lực cao xịt trực tiếp vào bugi, bộ điều khiển điện, hoặc hộp số. Không xịt nước vào ống hút gió. Không dùng hóa chất mạnh, xà phòng có axit để rửa máy. Bảo đảm máy thật khô trước khi cất vào kho để tránh bị mốc, ẩm, rỉ sét. Bảo quản máy sau khi vệ sinh Sau khi máy được vệ sinh sạch sẽ, bà con nên bảo quản máy ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và mưa gió. Dùng bạt phủ kỹ máy, đặc biệt là khoang động cơ. Nếu có điều kiện, hãy kê bánh xe hoặc chân máy lên cao để tránh ẩm đất làm mục gầm máy. Vệ sinh máy gặt mini sau thu hoạch là một bước đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng để giúp máy...
12/07/2025

Cách phân biệt lúa bị khô hạn và lúa bị sốc nhiệt
Trong vụ hè thu, thời tiết thường nắng gắt kéo dài, khiến nhiều bà con gặp khó khăn trong việc nhận biết lúa đang gặp tình trạng khô hạn hay sốc nhiệt. Đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau nhưng lại có những biểu hiện khá giống nhau ở cây lúa, dễ gây nhầm lẫn trong quá trình chăm sóc. Nếu xử lý sai cách, cây lúa sẽ ngày càng yếu đi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Bài viết này Machitech sẽ giúp bà con nông dân phân biệt rõ ràng giữa lúa bị khô hạn và lúa bị sốc nhiệt, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật. Đặc điểm lúa bị khô hạn Khô hạn là tình trạng ruộng không đủ nước, kéo dài trong nhiều ngày liên tục, khiến đất khô cứng, rễ lúa không hút được nước và chất dinh dưỡng. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là đất mặt ruộng bị nứt toác, lúa héo rũ vào buổi trưa và chiều, lá lúa cuốn lại hình ống. Nếu tiếp tục khô hạn, lúa sẽ cháy lá, ngả vàng, đòng lúa ngắn hoặc trổ không đều. Lúa bị khô hạn thường xảy ra ở những ruộng cao, hệ thống tưới tiêu kém hoặc khi bà con để ruộng quá khô trong giai đoạn làm đòng, trổ bông. Đặc biệt, cây lúa bị khô hạn sẽ héo dần theo thời gian, héo cả ban ngày lẫn sáng sớm hoặc chiều mát, không có dấu hiệu phục hồi khi trời dịu nhiệt. Đặc điểm lúa bị sốc nhiệt Sốc nhiệt là hiện tượng cây lúa bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, thường xảy ra trong các đợt nắng gay gắt sau khi trời mưa hoặc khi nhiệt độ tăng vọt bất thường. Lúa bị sốc nhiệt thường xảy ra rất nhanh, có thể chỉ sau một ngày nắng gắt. Dấu hiệu phổ biến là lúa ngả màu vàng nhanh, đòng lúa xoắn lại, hạt lép nhiều. Lá lúa có thể bị cháy xém ở mép, gốc lúa vẫn còn ẩm nhưng phần thân, lá bị khô nhanh chóng. Khác với khô hạn, ruộng lúa bị sốc nhiệt vẫn còn nước, đất còn ẩm, nhưng cây lại có biểu hiện héo nặng vào buổi trưa rồi hồi lại vào sáng sớm hôm sau. Cây mất nước tạm thời do thoát hơi quá nhanh khi gặp nhiệt độ cao, khiến không kịp hút nước lên thân và lá. Cách phân biệt giữa khô hạn và sốc nhiệt Điểm khác biệt rõ nhất là ở độ ẩm đất. Nếu ruộng khô nứt, đất cứng và rễ không có độ ẩm, khả năng cao là cây đang bị khô hạn. Ngược lại, nếu đất vẫn còn ẩm, nước còn trong ruộng nhưng cây vẫn héo vào ban trưa rồi hồi lại vào sáng sớm, đó là dấu hiệu của sốc nhiệt. Về triệu chứng trên cây, lúa khô hạn thường có biểu hiện héo kéo dài cả ngày, thậm chí héo cả buổi sáng. Còn sốc nhiệt chỉ héo vào trưa nắng, sáng sớm vẫn tươi. Lúa bị sốc nhiệt còn dễ gặp hiện tượng cháy lá đầu ngọn, đòng xoắn, cây không trổ hoặc trổ bị đui, trong khi lúa khô hạn thì đòng ngắn, trổ không đều, lá ngả vàng toàn bộ. Ngoài ra, nếu bà con thấy ruộng vừa mưa hôm trước, hôm sau nắng gắt là thời điểm dễ xảy ra sốc nhiệt nhất. Còn nếu nhiều ngày không có nước, ruộng cạn khô, cây héo dần theo thời gian, thì đó là khô hạn. Hướng xử lý đúng theo từng trường hợp Nếu lúa bị khô hạn, bà con cần cấp nước lại ngay cho ruộng, ưu tiên tưới nhẹ nhiều lần để tránh sốc nước. Có thể kết hợp phân bón lá giàu kali, canxi giúp phục hồi rễ. Tuyệt đối không bón phân đạm lúc này vì cây đang yếu, dễ bị cháy rễ. Nếu lúa bị sốc nhiệt, không nên cấp nước đột ngột mà giữ mức nước ổn định 3 - 5 cm, che nắng tạm thời cho ruộng nếu có thể. Bà con nên phun phân bón lá có chứa acid amin, humic, hoặc kali - canxi - magie để giúp cây hồi phục nhanh. Tránh làm cỏ, xới đất hay tác động mạnh vào gốc lúa trong vài ngày sau sốc nhiệt. Việc phân biệt đúng giữa lúa bị khô hạn và sốc nhiệt giúp bà con đưa ra cách xử lý phù hợp, kịp thời và tránh làm lúa tổn thương nặng thêm. Hy vọng bài viết này của Machitech sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn và chăm sóc lúa tốt hơn trong điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của vụ hè thu.
10/07/2025

Sắc tím hoa Chi Pâu Yên Bái
Hoa Chi Pâu loài hoa dại với sắc tím mơ màng, đang trở thành điểm nhấn du lịch đặc biệt của Yên Bái mỗi độ thu về. Cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, hòa quyện với những đồi hoa tím rực rỡ, khiến vùng đất này mang vẻ đẹp mộng mơ không khác gì tranh vẽ. Sắc tím hoa Chi Pâu Yên Bái không chỉ là một bức tranh thiên nhiên lay động lòng người, mà còn là món quà tuyệt vời của đất trời dành riêng cho những ai yêu vẻ đẹp nguyên sơ, chân thật. Chi Pâu là hoa gì? Hoa Chi Pâu là một loại hoa dại mọc nhiều ở các vùng núi cao. “Chi Pâu” trong tiếng Mông có nghĩa là “không biết”, cái tên mang theo sự bí ẩn của đại ngàn khiến ai nghe qua cũng thấy đặc biệt ấn tượng. Loài hoa này không quá lớn, thân mảnh mai, màu tím biếc, cánh nhỏ và hơi xoắn, mọc thành cụm như làn sương tím phủ trên triền đồi. Tuy chỉ là hoa dại, nhưng Chi Pâu lại có sức hút đến lạ. Giữa núi rừng hoang sơ, sắc tím ấy nổi bật như một giấc mộng, khiến du khách mê mẩn, giới trẻ “săn ảnh”, còn người bản địa thì tự hào như có thêm một “đặc sản” riêng có của quê hương mình. Không giống những mùa hoa ở miền xuôi, hoa Chi Pâu mang trong mình khí chất của núi rừng: mộc mạc, thanh khiết, không phô trương mà đầy quyến rũ. Mỗi cụm hoa là một nét chấm phá dịu dàng giữa khung cảnh hùng vĩ. Khi đứng giữa rừng hoa ấy, người ta không chỉ ngắm mà còn cảm được vẻ đẹp hoang sơ, cảm được tâm hồn bình yên của núi rừng Yên Bái. Chi Pâu là loài hoa khiến người ta yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên, không phải bởi màu sắc rực rỡ, mà bởi sự giản dị mà sâu lắng. Người nông dân vùng cao yêu hoa như yêu đất bởi hoa không trồng mà mọc tự nhiên, là biểu tượng của đất trời hào phóng. Mùa hoa Chi Pâu Yên Bái nở rực rỡ sắc tím Hoa Chi Pâu bắt đầu nở từ cuối tháng 9 và rộ nhất trong tháng 10, khi trời bắt đầu chuyển mình sang thu. Cũng là lúc những cơn gió se lạnh len lỏi qua từng con dốc, từng khe đá vùng cao, đánh thức những mầm hoa tím biếc nở bung. Mùa hoa kéo dài khoảng 3-4 tuần, sau đó sẽ tàn dần khi tiết trời chuyển đông. Thời điểm ngắm đẹp nhất là từ giữa đến cuối tháng 10, khi các triền đồi tràn ngập hoa tím, ánh nắng hanh nhẹ rải đều khắp nơi, tạo nên bức tranh tuyệt mỹ khiến ai đã một lần đặt chân đến cũng chẳng thể quên. Địa điểm ngắm hoa Chi Pâu Yên Bái đẹp nhất Muốn thấy được “biển hoa Chi Pâu” đúng nghĩa, bạn nhất định phải đến đỉnh Tà Chì Nhù – ngọn núi cao gần 3.000 mét thuộc xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Đây là nơi được mệnh danh là “thiên đường hoa Chi Pâu” với những sườn núi phủ kín một màu tím mơ màng. Tà Chì Nhù không chỉ nổi tiếng với biển mây bồng bềnh, mà còn là nơi duy nhất ở Việt Nam có hoa Chi Pâu mọc tự nhiên thành thảm rộng lớn như thế. Muốn đến được đây, du khách cần chinh phục cung đường núi dài hơn 10km với độ dốc cao, nhưng thành quả là xứng đáng là cả một “thiên đường sắc tím” mở ra trước mắt, khiến bao mệt nhọc tan biến. Ngoài Tà Chì Nhù, một số điểm khác ở Trạm Tấu và khu vực ven đỉnh Tà Xùa giáp Yên Bái cũng có hoa Chi Pâu, nhưng diện tích không lớn bằng. Vì vậy, để có trải nghiệm trọn vẹn nhất, Tà Chì Nhù vẫn là lựa chọn số một. Những điều cần lưu ý khi ngắm hoa Chi Pâu Do hoa mọc ở độ cao trên 2.000 mét, đường lên Tà Chì Nhù chủ yếu là dốc núi, đồi trọc, và không có rừng cây che chắn nên cần có sự chuẩn bị kỹ càng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng: Thứ nhất, thời tiết ở vùng núi cao rất thất thường, có thể nắng – mưa – sương mù chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Cần mang theo áo ấm, áo mưa nhẹ, khăn quàng cổ và găng tay nếu đi từ sáng sớm. Thứ hai, cung đường có đoạn khá dốc và trơn, cần giày bám tốt, gậy leo núi và người dẫn đường có kinh nghiệm nếu bạn chưa quen địa hình. Thứ ba, tuyệt đối không giẫm...
08/07/2025

Những dụng cụ cơ bản cần có để sửa chữa máy gặt mini tại nhà
Trong quá trình sử dụng máy gặt mini, không thể tránh khỏi việc gặp các sự cố hỏng hóc. Những lỗi này nếu được xử lý kịp thời tại nhà sẽ giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, tránh làm gián đoạn mùa vụ. Tuy nhiên, để tự sửa máy gặt mini tại nhà, bà con cần trang bị sẵn một số dụng cụ cơ bản. Bài viết này, Machitech sẽ hướng dẫn chi tiết các loại dụng cụ cần thiết và vai trò cụ thể của từng loại, giúp bà con chủ động hơn trong công việc đồng áng. Bộ cờ lê và mỏ lết Đây là nhóm dụng cụ không thể thiếu trong bất kỳ công việc sửa chữa nào, đặc biệt là với máy gặt mini - thiết bị có rất nhiều bu lông, ốc vít cần tháo lắp định kỳ. Cờ lê các cỡ từ 8mm đến 24mm là phổ biến nhất, dùng để siết hoặc mở bu lông ở vỏ máy, bánh xe, trục cắt. Mỏ lết có thể điều chỉnh linh hoạt theo nhiều kích cỡ ốc, thích hợp với các chi tiết có kích thước không tiêu chuẩn. Việc chọn bộ cờ lê chất lượng cao giúp thao tác dễ dàng hơn, không làm toét đầu ốc hay trượt tay. Bộ tuốc nơ vít 2 đầu và tay vặn chữ T Máy gặt mini thường có các ốc vít dạng đầu dẹp và đầu bake (Phillips), vì vậy cần có bộ tuốc nơ vít hai đầu để tháo nắp nhựa, hộp điện hoặc chỉnh chế hòa khí. Nên chọn loại có cán cách điện và chống trượt. Ngoài ra, tay vặn chữ T kết hợp với đầu khẩu sẽ giúp bà con tháo nhanh các bộ phận nằm sâu trong khung máy mà không bị mỏi tay, đặc biệt là những vị trí cần mô-men xoắn lớn như trục lưỡi cắt hay càng dẫn động. Kìm các loại là dụng cụ cơ bản để sửa chữa máy gặt mini tại nhà Bà con cần chuẩn bị các loại kìm dự bị cho việc sửa chữa. Kìm mỏ nhọn rất hữu ích khi cần gắp dây điện, gỡ dị vật hoặc giữ chặt các chi tiết nhỏ trong góc hẹp. Kìm cắt dùng để cắt dây điện, dây rút nhựa, dây buộc hoặc dây xích nhỏ. Kìm bấm cốt hoặc kìm bấm đầu dây điện sẽ giúp bà con xử lý các mối nối khi hệ thống điện của máy bị đứt, chập do thời tiết ẩm hoặc chuột cắn phá. Cần lưu ý chọn loại kìm làm từ thép tôi, độ bền cao để dùng được lâu dài. Búa cơ khí và búa cao su Búa thép dùng để gõ nhẹ khi tháo các chi tiết bị kẹt lâu ngày như trục quay, bánh đà hoặc gối đỡ. Tuyệt đối không dùng búa lớn quá mức, tránh làm móp méo hoặc vỡ chi tiết. Búa cao su là lựa chọn an toàn khi cần gõ vào vỏ nhựa, ống dẫn hoặc các bộ phận dễ biến dạng. Bà con nên có cả hai loại búa để linh hoạt sử dụng tùy theo tình huống cụ thể. Bộ lục giác các cỡ Một số chi tiết bên trong máy gặt mini, đặc biệt là các bộ phận điều chỉnh cơ cấu gặt hoặc bơm dầu, thường dùng bu lông đầu lục giác để tăng độ chắc chắn. Vì vậy, bà con nên có một bộ lục giác từ cỡ 2mm đến 10mm. Chọn loại có cán chống trượt, hoặc loại chữ L để dễ thao tác trong không gian hẹp. Dụng cụ tra dầu, mỡ và dung dịch bôi trơn Sau khi sửa máy, việc tra dầu hoặc bơm mỡ là bước không thể bỏ qua để tránh rỉ sét và giúp máy hoạt động trơn tru hơn. Bà con cần có bình tra dầu dạng xịt để bôi trơn ổ trục, xích dẫn động, thanh dao. Nếu sử dụng mỡ bò, nên có súng bơm mỡ tay để đưa mỡ vào đúng vị trí như ổ bạc, bánh răng, trục quay. Cần lưu ý chọn mỡ và dầu đúng loại được khuyến nghị cho máy nông nghiệp để đảm bảo hiệu quả bôi trơn lâu dài. Dây rút, keo chống nước và băng keo điện Dây rút nhựa giúp cố định các đầu nối dây điện, ống dẫn, giữ gọn hệ thống điện khi sửa xong. Băng keo điện cần thiết để bọc kín mối nối, tránh chập cháy do ẩm. Keo chống nước dùng để dán lại các vị trí rò rỉ nhẹ ở ống xăng, ống dầu hoặc chỗ lắp bu lông sau khi tháo ra. Một vài lưu ý khi tự sửa máy tại nhà Tuy sửa chữa tại nhà giúp tiết kiệm chi phí, nhưng bà con cần đảm bảo an toàn khi thao tác....
03/07/2025

Phòng bệnh đạo ôn cổ bông trong thời tiết nắng gắt
Trong điều kiện thời tiết nắng gắt kéo dài, bà con thường chủ quan nghĩ rằng bệnh đạo ôn sẽ không phát triển. Tuy nhiên thực tế cho thấy, bệnh đạo ôn cổ bông vẫn có thể bùng phát mạnh ngay cả khi trời nắng nóng, đặc biệt nếu có những cơn mưa trái mùa, trời âm u sau nắng gay gắt, hoặc ruộng lúa bị bón phân không hợp lý. Đạo ôn cổ bông là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên cây lúa, có thể làm hạt lép trắng hoàn toàn, gây mất trắng năng suất nếu không phòng ngừa kịp thời. Vì vậy, bà con cần nắm rõ kỹ thuật phòng bệnh đạo ôn cổ bông trong điều kiện thời tiết nắng nóng để bảo vệ ruộng lúa. Nhận biết bệnh đạo ôn cổ bông Bệnh đạo ôn cổ bông do nấm Pyricularia oryzae gây ra, thường xuất hiện vào giai đoạn lúa trổ bông và phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột. Trong vụ hè thu, nếu sau những ngày nắng gắt mà có mưa rào hoặc độ ẩm tăng đột ngột, bệnh sẽ có điều kiện phát sinh rất nhanh. Triệu chứng điển hình là cổ bông bị thối đen hoặc nâu đen, làm hạt bị lép hàng loạt. Khi bệnh nặng, cả bông lúa bị chết khô, lúa không vào chắc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng hạt. Điều kiện phát sinh và lây lan trong nắng gắt Trong thời tiết nắng gắt, nhiệt độ cao ban ngày nhưng có độ ẩm cao vào sáng sớm hoặc chiều tối do sương hoặc mưa trái mùa sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho nấm gây bệnh phát triển. Ngoài ra, khi bón thừa đạm, bón không cân đối, cây lúa sẽ xanh tốt rậm rạp, làm ruộng bị ẩm ướt nhiều hơn, cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh phát sinh mạnh. Nhiều ruộng bị sốc nhiệt, cây suy yếu hoặc ruộng lúa trổ muộn, trổ không tập trung cũng có nguy cơ cao bị đạo ôn cổ bông tấn công. Bệnh dễ phát tán theo gió, nước tưới, hoặc công cụ lao động di chuyển giữa các ruộng. Biện pháp phòng bệnh đạo ôn cổ bông trong thời tiết nắng gắt Để phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông hiệu quả trong điều kiện nắng nóng, bà con cần chủ động áp dụng đồng bộ các biện pháp ngay từ đầu vụ. Trước hết, cần chọn giống lúa chống chịu tốt với đạo ôn như OM 5451, OM 6976, OM 18, ĐT100, Bắc Thơm, hoặc những giống được khuyến cáo tại địa phương. Không nên gieo sạ các giống nhiễm nặng đạo ôn như giống nếp, TBR225 hay các giống lúa mới chưa rõ khả năng chống chịu. Bón phân cân đối là yếu tố then chốt. Tuyệt đối không bón thừa đạm, đặc biệt giai đoạn trước và sau trổ. Cần bổ sung thêm lân và kali để cây cứng cáp, giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Phân nên bón đúng lúc, chia làm nhiều lần, không bón lúc trời nắng gắt hoặc ngay trước mưa. Cần làm ruộng thông thoáng, không gieo quá dày, giữ mực nước ổn định từ 3- 5 cm trong giai đoạn làm đòng - trổ. Tránh để ruộng khô nước quá mức hoặc bị úng cục bộ sau mưa. Nếu có mưa trái mùa, nên tháo nước tạm thời để giảm ẩm, sau đó cấp lại nước sạch. Khi lúa bắt đầu làm đòng, bà con nên chủ động phun thuốc phòng đạo ôn cổ bông bằng các loại thuốc đặc trị như Tricyclazole, Isoprothiolane, hoặc các dòng thuốc phổ biến như Filia, Katana, Beam, hoặc chế phẩm sinh học nếu có điều kiện. Nên phun ít nhất 2 lần: lần 1 trước trổ 5 - 7 ngày, lần 2 sau trổ 5 - 7 ngày. Phun vào buổi sáng sớm khi trời mát, không phun vào trưa nắng gắt hoặc khi cây đang khô héo. Ngoài ra, cần theo dõi sát tình hình bệnh hại trên đồng ruộng, nhất là khi thời tiết thay đổi bất thường. Nếu phát hiện bệnh xuất hiện sớm ở một số bông hoặc ruộng lân cận, nên phun thuốc ngay để dập dịch, không để lan rộng. Không phun trộn quá nhiều loại thuốc cùng lúc, nên luân phiên nhóm thuốc để tránh hiện tượng kháng thuốc. Dù thời tiết nắng gắt, bệnh đạo ôn cổ bông vẫn có thể xuất hiện và gây hại nghiêm trọng nếu bà con chủ quan. Việc chủ động phòng bệnh bằng cách chọn giống phù hợp, bón phân hợp lý, giữ ruộng thông thoáng và phun thuốc đúng thời điểm là những yếu tố then chốt để bảo vệ ruộng lúa an toàn trong vụ hè...
27/06/2025

3 cách giúp máy gặt mini tiết kiệm nhiên liệu
Trong mùa gặt, nhiên liệu là một trong những chi phí lớn nhất mà bà con phải chi trả khi vận hành máy gặt lúa mini. Nhiều trường hợp, máy gặt hao dầu dần sau mỗi vụ mùa do bỏ qua bước kiểm tra và bảo dưỡng cơ bản. Dưới đây Machitech đưa ra 3 cách quan trọng giúp bà con tiết kiệm nhiên liệu khi dùng máy gặt mini, áp dụng được ngay từ vụ mùa này. Sử dụng đúng chế độ ga và số phù hợp với địa hình Một trong những nguyên nhân khiến máy gặt mini hao nhiên liệu chính là vận hành không đúng chế độ ga và số. Bà con thường có thói quen chạy ga lớn liên tục để máy mạnh hơn, nhưng điều này không chỉ làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu mà còn khiến động cơ nhanh xuống cấp. Để tiết kiệm nhiên liệu, nên điều chỉnh ga và vào số phù hợp với từng địa hình. Với ruộng bằng phẳng, khô ráo, bà con nên chạy ga trung bình và sử dụng số cao như số 2 hoặc 3, tùy theo thiết kế từng loại máy để máy đi nhanh, nhẹ máy và tiết kiệm nhiên liệu. Với ruộng lầy, đất ướt hoặc gồ ghề, cần giảm ga và sử dụng số thấp (số 1 hoặc 2) để máy khỏe hơn, tránh ì máy và hao xăng. Nếu đi ruộng có độ nghiêng nhẹ, vào số vừa và giữ ga ổn định, tránh tăng giảm ga liên tục khiến động cơ bị quá tải. Việc giữ tốc độ ổn định, không tăng giảm ga liên tục cũng giúp động cơ hoạt động hiệu quả hơn, tránh tiêu hao nhiên liệu dư thừa. Ngoài ra, khi quay đầu hoặc vào góc ruộng, nên giảm ga, chuyển số thấp để máy linh hoạt mà vẫn tiết kiệm. Bảo dưỡng định kỳ lọc gió Sau mỗi vụ gặt hoặc sau khoảng 20 - 30 giờ làm việc, bà con nên kiểm tra và lọc lại bộ lọc gió, nhất là ở những máy gặt mini chạy dầu diesel. Nếu bộ lọc gió quá bẩn, nhiên liệu sẽ khó lòng đi vào buồng đốt, dẫn đến máy chạy yếu, hao nhiên liệu hơn bình thường. Trước khi gặt, nên vệ sinh sạch các loại bùn, rác, vỏ trấu bám quanh lọc gió và kiểm tra. Nếu lọc có dấu hiệu hỏng thì nên thay luôn. Bảo dưỡng nhỏ nhưng tiết kiệm rõ nhiên liệu. Gặt đúng kỹ thuật và tránh để máy chạy không tải quá lâu Khi gặt, nếu đi quá nhanh, máy sẽ phải làm việc nhiều hơn để xử lý lượng lúa dồn dập. Điều này khiến động cơ tiêu hao nhiên liệu lớn hơn bình thường. Ngược lại, nếu đi quá chậm mà để ga lớn, cũng gây lãng phí nhiên liệu mà năng suất lại thấp. Do đó, bà con nên gặt theo nhịp độ đều đặn, tốc độ vừa phải, không quá nhanh, không quá chậm. Đặc biệt, không nên để máy nổ không tải quá lâu trước hoặc sau khi làm việc, vì máy vẫn tiêu tốn nhiên liệu mà không mang lại hiệu quả nào. Nếu cần nghỉ lâu hơn 10 phút, nên tắt máy hẳn để tiết kiệm nhiên liệu. Việc gặt đúng luống, đi thẳng hàng, hạn chế quay đầu nhiều lần cũng giúp giảm tiêu hao. Bà con nên gặt từ trong ra ngoài hoặc theo hình chữ U để hạn chế việc quay đầu và chạy lùi, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và nhiên liệu đáng kể. Tóm lại, để tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành máy gặt lúa mini, bà con cần kế tự vận hành hợp lý, kiểm tra và bảo dưỡng đều đặn. 3 cách mà Machitech nêu trên không chỉ giúp máy gặt lúa mini tiết kiệm dầu, mà còn kéo dài tuổi thọ máy, gặt nhanh hơn, hiệu quả hơn trong mỗi vụ mùa.
26/06/2025
Danh mục tin tức
Tin tức nổi bật
Vệ sinh máy gặt lúa mini sau khi thu hoạch
12/07/2025
Sắc tím hoa Chi Pâu Yên Bái
08/07/2025