Nên gieo sạ hay cấy lúa

Trên thực tế, gieo sạ và cấy lúa đều là những phương pháp gieo trồng phổ biến trong sản xuất lúa gạo. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng điều kiện canh tác. Vậy bà con nên chọn gieo sạ hay cấy lúa? Hãy cùng Machitech tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
1. Phương pháp gieo sạ lúa
Gieo sạ là gì?
Gieo sạ là phương pháp gieo hạt lúa (đã được ngâm ủ) trực tiếp xuống ruộng sau khi đã làm đất và chuẩn bị nước.
Các hình thức gieo sạ
Bà con có thể gieo sạ theo ba cách: gieo sạ vãi, gieo sạ hàng và gieo sạ thẳng. Gieo sạ vãi là rải hạt giống trực tiếp lên mặt ruộng. Gieo sạ hàng là gieo theo hàng bằng dàn gieo hoặc máy gieo hàng. Gieo sạ thẳng là dùng máy gieo hạt trực tiếp xuống đất.
Ưu nhược điểm của gieo sạ
- Ưu điểm: Giảm công lao động, tiết kiệm chi phí nhân công. Thời gian sinh trưởng ngắn, thu hoạch sớm hơn. Có thể cơ giới hóa, giúp tăng hiệu quả sản xuất. Trong phương pháp này, cây không phải chịu những căng thẳng như bị nhổ khỏi đất và tái tạo rễ con nhỏ.
- Nhược điểm: Mật độ gieo dày, cây lúa dễ bị sâu bệnh, đổ ngã. Khó kiểm soát cỏ dại, dẫn đến giảm năng suất. Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.
2. Phương pháp cấy lúa
Cấy lúa là gì?
Cấy lúa là phương pháp ươm mầm hạt giống trước khi đem ra ruộng trồng. Sau khi cây giống đạt chuẩn, bà con sẽ nhổ cây vào ruộng theo hàng lối.
Ưu nhược điểm của cấy lúa
- Ưu điểm: Nó đòi hỏi ít hạt giống hơn. Cây lúa đủ dinh dưỡng, sinh trưởng tốt. Cấy đảm bảo cây đứng đồng đều và giúp cây lúa có lợi thế hơn so với cỏ dại mọc. Hơn nữa, cây con vẫn phát triển ngay cả khi ruộng không được san phẳng đầy đủ và mực nước không ổn định. Giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh. Năng suất ổn định, hạt lúa chắc mẩy.
- Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, chi phí cao. Thời gian sinh trưởng dài hơn gieo sạ. Khó cơ giới hóa, chủ yếu phụ thuộc vào lao động thủ công.
3. Nên gieo sạ hay cấy lúa
Tùy theo điều kiện canh tác, bà con có thể chọn phương pháp phù hợp. Nếu muốn tiết kiệm công lao động, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nên chọn gieo sạ. Nếu muốn đảm bảo năng suất, hạn chế sâu bệnh, chất lượng gạo cao, nên chọn cấy lúa. Dù chọn phương pháp nào, bà con cũng nên áp dụng kỹ thuật và quy trình chuẩn để tăng hiệu quả và năng suất.
Hy vọng bài viết của Machitech có thể giúp bà con lựa chọn được phương pháp gieo trồng lúa phù hợp nhất với điều kiện canh tác của mình!

5 lỗi thường gặp khiến máy gặt mini nhanh hỏng
Máy gặt mini là công cụ đắc lực cho bà con nông dân trong mùa thu hoạch. Với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, dễ vận hành, máy giúp giảm công lao động, tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhiều bà con sau một thời gian sử dụng lại gặp tình trạng máy hư hỏng liên tục. Thực tế, phần lớn những hỏng hóc này đều bắt nguồn từ những lỗi sử dụng rất phổ biến. Bài viết sau, Machitech sẽ giúp bà con hiểu rõ 5 lỗi thường gặp nhất khiến máy gặt mini nhanh hỏng và cách phòng tránh hiệu quả. 1. Không bảo dưỡng định kỳ Nhiều bà con sau khi mua máy về chỉ tập trung sử dụng mà quên mất việc bảo dưỡng định kỳ. Máy gặt mini, cũng như bất kỳ loại máy móc nào, đều cần được chăm sóc đều đặn để hoạt động trơn tru. Nếu để lâu không thay nhớt, không kiểm tra lọc gió, không vệ sinh bộ phận hàm cắt,... thì cặn bẩn, bụi đất và dầu nhớt cũ sẽ làm mài mòn động cơ, khiến máy nóng nhanh, rung giật và yếu dần. Machitech khuyến nghị bà con nên thay nhớt sau mỗi 40 - 50 giờ hoạt động. Việc này không chỉ giúp máy bền hơn mà còn tiết kiệm đáng kể chi phí sửa chữa về sau. 2. Cắt lúa quá thấp khiến cho máy gặt mini nhanh hỏng Một sai lầm khá phổ biến đó là cắt lúa quá thấp. Nếu bà con cho máy gặt quá thấp, lưỡi cắt dễ bị va vào đất, đá, gốc rạ cứng,... dẫn đến cùn và nhanh hỏng. Chiều cao lý tưởng để máy gặt mini hoạt động ổn định là hàm cắt cách mặt đất khoảng 18 - 20 cm. Bà con nên kiểm tra độ cao này kỹ lưỡng trước khi vận hành, tránh để sai số quá nhiều gây hư hại máy và thất thoát lúa. 3. Cho máy hoạt động liên tục không nghỉ Trong những ngày thu hoạch gấp rút, nhiều bà con cố gắng chạy máy liên tục nhiều giờ liền mà không cho nghỉ. Đây là nguyên nhân chính khiến máy nhanh nóng, hỏng, giảm công suất. Một lời khuyên quan trọng Machitech mang đến cho bà con là sau mỗi 1,5 - 2 giờ làm việc, bà con nên cho máy nghỉ khoảng 10 - 15 phút. Trong thời gian nghỉ, tranh thủ vệ sinh các khe hút bụi, kiểm tra quạt gió và động cơ. Việc nghỉ xen kẽ không chỉ giúp máy bền mà còn kéo dài tuổi thọ gấp đôi so với chạy liên tục. 4. Không vệ sinh máy sau khi sử dụng Một lỗi nữa mà nhiều người bỏ qua là không vệ sinh sạch sẽ máy sau khi dùng. Đất cát, rơm rạ, bụi bẩn bám lâu ngày vào các bộ phận máy sẽ gây ra tình trạng rỉ sét, nghẹt cơ cấu truyền động, làm máy ì, rung lắc và hao nhiên liệu. Sau mỗi buổi thu hoạch, bà con nên dùng vòi xịt nước nhẹ (tránh xịt trực tiếp vào động cơ) để làm sạch thân máy, đặc biệt là các bộ phận như bánh xích, quạt hút, dao cắt và ống xả lúa. Nếu máy để qua đêm, cần đậy kỹ bằng bạt hoặc đưa vào nơi khô thoáng. 5. Vào số không đúng cách Trong quá trình sử dụng máy gặt mini, nhiều bà con gặp phải lỗi vào số không đúng cách, khiến máy gặt lúa mini nhanh hỏng. Bà con thường vào số khi máy chưa dừng hẳn, hoặc vào số không dứt khoát. Có bác còn đạp côn không hết (với máy gặt lúa mini dùng côn điều khiển), hoặc cố đẩy cần số khi thấy bị kẹt. Những thao tác này về lâu dài sẽ làm mòn bánh răng khiến máy vào số khó. Nặng hơn, máy có thể bị vỡ bánh răng hộp số. Nguyên tắc vào số máy gặt lúa mini là chỉ vào số khi máy đã dừng hẳn và đạp hết côn. Cần số phải đẩy nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, không gượng ép. Nếu số bị kẹt, nên về mo rồi thử lại chứ không nên cố gài bằng lực mạnh. Việc vào số đúng cách giúp máy bền hộp số, chạy êm, không hao công suất và rất tiết kiệm chi phí sửa chữa về sau. Máy gặt mini là tài sản giá trị, giúp bà con tiết kiệm nhiều công sức trong mùa vụ. Nhưng nếu không sử dụng đúng cách, máy sẽ nhanh xuống cấp, gây thiệt hại không nhỏ. Bà con hãy ghi nhớ và tránh 5 lỗi phổ biến mà Machitech đã nêu trên để máy luôn vận hành tốt, bền bỉ theo năm tháng.
08/05/2025

5 giống lúa chịu mặn phổ biến hiện nay
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, đất nhiễm mặn ngày càng tăng, việc lựa chọn giống lúa chịu mặn tốt, phù hợp với điều kiện canh tác đã trở thành giải pháp cấp thiết giúp bà con đảm bảo năng suất, giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là 5 giống lúa chịu mặn đang được sử dụng phổ biến, có khả năng chịu mặn tốt, sinh trưởng khỏe và cho năng suất cao. OM 5464 OM 5464 là giống lúa do Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu và chọn tạo. Giống này nổi bật với khả năng chịu mặn ở ngưỡng 3-4‰, thích hợp với nhiều vùng đất ven biển có mặn xâm nhập. Giống có thời gian sinh trưởng trung bình khoảng 86 - 89 ngày ở vụ Hè Thu và 89 - 94 ngày ở vụ Đông Xuân. Cây cứng, ít đổ ngã, chống chịu tốt với sâu bệnh thông thường như đạo ôn, rầy nâu. Hạt lúa dài, đẹp, gạo trắng trong, cơm cứng và thơm nhẹ. Năng suất đạt từ 6 - 7,5 tấn/ha trong điều kiện canh tác bình thường, ổn định cả ở vùng nhiễm mặn nhẹ. OM 5464 dễ canh tác, phù hợp với mô hình 2 hoặc 3 vụ/năm. OM 5166 OM 5166 cũng là một giống lúa nổi tiếng của Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, có khả năng chịu mặn từ 4–6‰, rất phù hợp với vùng ven biển Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh… Thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ từ 90–95 ngày. Cây lúa cứng, đứng thẳng, lá đứng nên dễ chăm sóc và ít bị sâu bệnh. OM 5166 được bà con ưa chuộng vì hạt dài, gạo trắng đẹp, cơm mềm và ngọt, thích hợp để xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Năng suất trong điều kiện bình thường đạt từ 6,5–8 tấn/ha, ngay cả khi canh tác ở vùng bị nhiễm mặn nhẹ vẫn giữ được độ ổn định. OM 9921 OM 9921 là một giống lúa triển vọng, đang được khuyến cáo sử dụng nhiều trong vùng chịu ảnh hưởng mặn do có khả năng chịu mặn tới 4‰. Thời gian sinh trưởng ngắn, từ 90–100 ngày. Cây lúa khỏe, chống đổ ngã tốt, ít nhiễm sâu bệnh. Hạt gạo dài, trắng đục, cơm ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Giống này phù hợp với mô hình canh tác 2–3 vụ/năm và đặc biệt thích hợp cho vùng luân canh tôm – lúa ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang.Năng suất dao động từ 6,5–8 tấn/ha, là một trong những giống có tiềm năng thay thế các giống cũ trong vùng bị ảnh hưởng mặn. OM 9584 OM 9584 không chỉ chịu mặn ở mức 3‰ mà còn thích nghi tốt với vùng đất phèn, đất trũng thấp nhờ khả năng chống chịu điều kiện bất lợi tốt. Thời gian sinh trưởng khoảng 100–105 ngày. Cây cứng, ít đổ ngã, kháng tốt với đạo ôn, lem lép hạt và rầy nâu. Giống này phù hợp cho cả vụ Đông Xuân và Hè Thu, năng suất trung bình từ 6–7,5 tấn/ha. OM 9577 OM 9577 là giống lúa ngắn ngày (85–90 ngày), rất phù hợp với vùng có mùa vụ gấp hoặc luân canh nhiều vụ trong năm. Giống có thể chịu mặn ở mức 3‰, thích hợp cho vùng nhiễm mặn nhẹ. Cây cao trung bình, lá đứng, bông to, tỷ lệ hạt chắc cao. Gạo OM 9577 dài, trong, nấu cơm mềm và ngon.Khả năng kháng đạo ôn và rầy nâu tốt. Năng suất ổn định từ 6–7 tấn/ha, giúp bà con chủ động thời vụ, né h-ạn mặn cuối vụ. Trước tình hình hạn mặn ngày càng gay gắt, việc chọn giống lúa phù hợp là chìa khóa quan trọng giúp bà con có vụ mùa bội thu. 5 giống lúa như OM 5464, OM 5166, OM 9921, OM 9584, OM 9577 đều đã được thử nghiệm thực tế, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Mỗi giống có ưu điểm riêng, bà con nên chọn giống phù hợp với điều kiện đất, nước, mùa vụ của địa phương để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
05/05/2025

Hoa ban khoe sắc giữa núi rừng Tây Bắc
Khi mùa xuân gõ cửa, cả núi rừng Tây Bắc như bừng tỉnh trong sắc trắng tinh khôi pha tím hồng của hoa ban. Loài hoa giản dị mà đầy sức sống ấy không chỉ làm say đắm lòng người, mà còn là biểu tượng văn hóa sâu sắc của đồng bào vùng cao Mùa hoa ban khoe sắc rực rỡ giữa núi rừng Tây bắc Hoa ban thường bắt đầu nở từ cuối tháng 2, rộ nhất vào tháng 3 và tàn dần trong tháng 4 dương lịch. Đây là khoảng thời gian Tây Bắc bước vào xuân muộn, khí trời se lạnh xen chút nắng nhẹ, rất lý tưởng cho hoa bung nở rực rỡ nhất. Nếu muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa ban đúng mùa, bạn nên đến Tây Bắc vào đầu tháng 3. Lúc này, cảnh sắc thiên nhiên, khí hậu và cả bản làng như hòa quyện tạo nên bức tranh xuân vừa sống động, vừa nên thơ. Địa điểm ngắm hoa ban nở đẹp nhất Điện Biên Phủ Thành phố Điện Biên Phủ được coi là nơi ngắm hoa ban đẹp nhất cả khu vực. Vào khoảng tháng 3 hằng năm, hoa ban nở rộ khắp các tuyến đường lớn như đường Võ Nguyên Giáp, khu vực tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, đồi A1, khu hành chính tỉnh hay các con đường quanh hồ Pá Khoang. Mỗi con đường như được khoác lên tấm áo trắng tinh khôi, điểm nhẹ sắc tím, khiến ai đi ngang cũng muốn dừng lại thật lâu để ngắm nhìn. Hoa nở dày đặc từ thân đến ngọn, có cây hoa ban cao đến hơn 10 mét, hoa chen kín cành, tạo thành những vòm cong rực rỡ suốt hàng trăm mét.là nơi có nhiều tuyến đường rợp bóng hoa ban nhất. Mộc Châu (Sơn La) Mộc Châu có địa hình đồi núi, khí hậu ôn hòa quanh năm nên cây hoa ban mọc rất nhiều, phần lớn là ban rừng mọc tự nhiên. Du khách có thể đến các bản như bản Pa Phách, bản Áng, bản Lóng Luông để chiêm ngưỡng những hàng hoa ban uốn lượn theo triền đồi, đan xen cùng đồi chè, rừng thông, ruộng ngô và thung lũng. Đặc biệt, những buổi sáng sớm có sương mù mỏng, ánh nắng đầu ngày chiếu xuyên qua những cánh hoa ban mỏng manh, khung cảnh khi ấy đẹp như một bức tranh vẽ giữa đời thực. Quốc lộ 6 đoạn từ Hòa Bình đi Sơn La, hay từ Tuần Giáo qua Lai Châu Đây là tuyến đường ngắm hoa lý tưởng đối với những ai yêu thích đi phượt, muốn vừa lái xe vừa cảm nhận hoa ban nở trải dài suốt hành trình. Đặc biệt đẹp là đoạn qua Mai Châu, Mường La, Thuận Châu và Tuần Giáo, nơi có nhiều dãy núi thấp và thung lũng trồng ban dày đặc. Mỗi đoạn đường quanh co giữa núi rừng khi hoa nở rộ lại như một dải lụa hoa mềm mại uốn lượn qua núi. Lai Châu Hoa ban cũng mọc nhiều tại các huyện Tam Đường, Phong Thổ và Than Uyên. Hoa ban ở đây thường mọc thành cụm trên các sườn núi hoặc dọc bờ suối. Những ngày hoa nở, bản làng như bừng sáng, xen giữa những ngôi nhà gỗ, bếp lửa và tiếng cười nói rộn ràng của người dân. Không khí khi ấy vừa yên bình, vừa tràn đầy sức sống. Sapa (Lào Cai) Tuy có ít hoa ban hơn nhưng ở các xã vùng cao như Tả Phìn, Tả Van vẫn có những cây ban mọc ven núi, đẹp lặng lẽ giữa ruộng bậc thang và sương mù. Hoa ban ở Sa Pa thường mọc ven đường nhỏ, xen kẽ giữa ruộng bậc thang và rừng thưa. Vào mùa xuân, nơi đây thu hút rất đông du khách tìm đến để vừa ngắm hoa, vừa trải nghiệm văn hóa người Dao, người Mông bản địa. Hoa ban trong đời sống và văn hóa của người Tây Bắc Với người Thái, người Mông, người Dao, hoa ban là biểu tượng của tình yêu, sự thủy chung và lòng hiếu thảo. Từ xa xưa, hoa ban đã hiện diện trong các câu chuyện cổ, lời hát dân ca và các lễ hội truyền thống. Truyền thuyết nàng Ban chàng Khum là câu chuyện tình cảm động được người Thái lưu truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi mùa hoa nở, trai gái trong bản lại rủ nhau đi hái hoa ban, ném còn, thổi khèn, hát giao duyên,... tạo nên những lễ hội đậm đà bản sắc. Hoa ban còn là nguyên liệu chế biến món ăn. Người Thái thường hái nụ non hoặc hoa mới nở để làm món canh ban nấu xương, hoa ban xào măng, hoa ban nhồi thịt hấp, hoặc nộm hoa ban...
04/05/2025

Ưu điểm của máy gặt mini so với máy gặt lớn
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của cơ giới hóa trong nông nghiệp đã mang đến nhiều lựa chọn cho bà con nông dân khi bước vào mùa gặt. Nếu như trước đây, máy gặt lớn là lựa chọn gần như duy nhất, thì hiện nay, máy gặt mini ngày càng được ưa chuộng tại nhiều địa phương. Đặc biệt với những vùng có diện tích ruộng nhỏ, hẹp hoặc địa hình phức tạp, máy gặt lúa mini đã chứng minh được nhiều ưu điểm vượt trội so với máy gặt lớn. Phù hợp với ruộng nhỏ hẹp, địa hình phức tạp Một trong những ưu điểm dễ thấy nhất của máy gặt mini chính là khả năng di chuyển linh hoạt trên những thửa ruộng nhỏ hẹp mà máy gặt lớn khó làm được. Nhiều vùng nông thôn miền núi, trung du hoặc những nơi chưa quy hoạch lại ruộng đất, thửa ruộng thường chỉ rộng từ vài trăm mét vuông đến dưới 1 sào. Trong điều kiện đó, nếu dùng máy gặt lớn sẽ rất vướng víu, khó quay đầu, còn máy gặt mini thì lại dễ dàng đi lại, làm việc hiệu quả. Không chỉ thế, đối với các cánh đồng thấp trũng, đất bùn nhão hoặc ruộng bậc thang, đồi núi, máy gặt mini với trọng lượng nhẹ hơn, bánh xích cao su mềm sẽ hạn chế lún, không phá đất và đảm bảo năng suất gặt trong điều kiện khó khăn. Tiết kiệm chi phí Một điểm cộng lớn cho máy gặt mini chính là chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều so với máy gặt lớn. Nếu một chiếc máy gặt đập liên hợp lớn có giá dao động từ vài trăm triệu đến trên 1 tỷ đồng, thì một chiếc máy gặt mini chỉ cần đầu tư từ khoảng 100 triệu đến 200 triệu đồng tùy loại. Đây là mức giá dễ tiếp cận hơn nhiều với đại đa số nông dân. Không chỉ rẻ hơn khi mua, máy gặt mini còn giúp bà con tiết kiệm đáng kể trong quá trình sử dụng: ít hao nhiên liệu hơn, ít tiêu tốn dầu nhớt, không cần thuê thêm người vận hành phức tạp. Thậm chí nhiều bác nông dân sau khi được hướng dẫn chỉ cần vài ngày là có thể tự điều khiển máy thuần thục, không cần thuê lái máy chuyên nghiệp như khi sử dụng dòng máy lớn. Dễ vận chuyển, dễ bảo dưỡng và sửa chữa Với kích thước nhỏ gọn, máy gặt mini có thể chở bằng các loại xe nhỏ, rất tiện lợi khi di chuyển qua các khu vực có cầu cống hẹp, đường làng nhỏ hoặc di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác. Trong khi đó, máy gặt lớn thường phải thuê xe chuyên dụng hoặc rơ-moóc lớn để kéo đi, gây tốn kém và bất tiện. Ngoài ra, cấu tạo đơn giản hơn của máy gặt mini cũng đồng nghĩa với việc dễ bảo dưỡng, sửa chữa tại chỗ, phụ tùng thay thế sẵn có, giá rẻ. Nhiều nơi, các cửa hàng cơ khí nhỏ hoặc thợ máy tại địa phương cũng có thể sửa chữa được loại máy này mà không cần mang đến trung tâm lớn, giúp bà con tiết kiệm thời gian và công sức. Thích hợp làm kinh tế Máy gặt mini là lựa chọn phù hợp cho các bác làm dịch vụ gặt nhỏ lẻ. Máy có thể gặt cho gia đình, cũng có thể gặt thuê cho các hộ xung quanh vùng trong bán kính gần, dễ tiếp cận thửa ruộng khó, giúp các bác tối ưu hóa công suất và thu nhập, không bỏ sót khách hàng vì điều kiện đồng ruộng bất lợi. Ngoài ra, máy gặt mini là giải pháp bổ trợ lý tưởng, giúp nông dân linh hoạt hơn trong thu hoạch, tiết kiệm chi phí và chủ động thời vụ. Trong bối cảnh giá nhân công cao, thời tiết ngày càng thất thường, việc chủ động máy móc để thu hoạch nhanh, gọn, kịp thời là điều rất quan trọng với bà con nông dân. Máy gặt mini với nhiều ưu điểm về giá cả, sự linh hoạt và khả năng phù hợp với địa hình ruộng nhỏ, đã và đang trở thành lựa chọn thông minh cho nhiều hộ nông dân Việt Nam hiện nay. Nếu bà con đang phân vân giữa việc đầu tư một chiếc máy gặt lớn hay nhỏ, thì hãy xem xét kỹ đặc điểm ruộng đồng của gia đình, khả năng tài chính và mục tiêu sử dụng lâu dài. Trong nhiều trường hợp, một chiếc máy gặt mini nhỏ gọn lại chính là công cụ làm nên vụ mùa bội thu và hiệu quả bền vững. Machitech kính chúc bà con có...
25/04/2025

Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang nở rộ
Khi tiết trời thu se lạnh tràn về trên miền đá xám cũng là khi Hà Giang trở nên bừng sáng bởi mùa hoa tam giác mạch nở rộ, tràn ngập sắc hồng tím dịu dàng. Từ tháng 10 đến tháng 11, khắp các triền núi, thung lũng, những cánh đồng hoa như dệt nên tấm thảm mộng mơ, khiến bao người lữ khách phải dừng chân ngắm nhìn, say đắm với vẻ đẹp rất riêng của mùa hoa vùng cao. Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang nở rộ Mỗi năm, từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11, cao nguyên đá Hà Giang lại khoác lên mình một tấm áo mới, nhẹ nhàng mà rực rỡ, đó là mùa hoa tam giác mạch nở rộ. Đây là thời điểm đẹp nhất trong năm, khi tiết trời se lạnh, nắng nhẹ, sương sớm phủ mờ các triền núi, tạo nên một khung cảnh mơ màng, say đắm lòng người. Tam giác mạch thường bắt đầu nảy mầm vào khoảng cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9. Sau khoảng 30 đến 35 ngày, hoa bắt đầu nở. Ban đầu hoa có màu trắng, sau chuyển dần sang hồng nhạt, rồi tím phớt và cuối cùng là màu đỏ sậm. Chính sự chuyển màu độc đáo ấy khiến cho tam giác mạch trở thành một trong những loài hoa biểu tượng của vùng cao nguyên đá Hà Giang. Địa điểm ngắm trọn vẹn mùa hoa tam giác mạch Hà Giang nở rộ Hà Giang có rất nhiều nơi hoa tam giác mạch bung nở, nhưng để ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của loài hoa này, du khách nên ghé những nơi được ví như trái tim của mùa hoa cao nguyên đá. Thứ nhất, cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là địa điểm nổi tiếng nhất khi nói đến hoa tam giác mạch. Hoa phủ đầy những triền núi, thung lũng, xen giữa những mỏm đá tai mèo sắc nhọn, tạo nên khung cảnh vừa hoang sơ, vừa thơ mộng. Các xã như Sủng Là, Phó Bảng, Lũng Cú đều có những ruộng hoa đẹp mê hồn, thích hợp để chụp ảnh, ngắm cảnh, trải nghiệm văn hóa bản địa. Thứ 2, đèo Mã Pí Lèng - một trong “tứ đại đỉnh đèo” của miền Bắc. Không chỉ nổi tiếng bởi cung đường hùng vĩ mà còn là nơi hoa tam giác mạch khoe sắc vào đúng mùa. Đứng từ đỉnh đèo nhìn xuống, từng thảm hoa nhỏ len lỏi theo chân núi, tạo nên bức tranh thiên nhiên mềm mại giữa những tầng đá dựng đứng. Thứ 3, thung lũng Sủng Là. Nằm giữa cung đường từ thị trấn Đồng Văn đi Lũng Cú, đây là điểm đến quen thuộc của những người yêu mùa hoa tam giác mạch. Vẻ đẹp vừa yên bình, vừa cổ kính làm say đắm lòng người. Hoa ở đây thường nở sớm, dày, cánh nhỏ, màu hồng tím dịu, rất đẹp vào buổi sáng có nắng nhẹ. Thứ 4, Xã Lũng Táo và xã Phó Cáo. Địa điểm này cũng là những nơi trồng hoa tam giác mạch phục vụ du lịch. Những triền đồi hoa nơi đây thấp hơn, dễ tiếp cận, phù hợp cho người lớn tuổi hoặc gia đình có trẻ nhỏ. Một số hộ dân còn dựng sẵn tiểu cảnh như cối xay gió, nhà gỗ, váy dân tộc để khách tham quan chụp ảnh. Cuối cùng là Bản Tha (thị trấn Yên Minh). Nơi đây có không khí trong lành, đường đi dễ dàng và vẫn còn giữ được vẻ đẹp mộc mạc của những thôn bản người Tày, người Mông. Hoa tam giác mạch được trồng gần rìa rừng, xen kẽ với ruộng ngô, nương lúa, mang đến cảm giác gần gũi và bình dị. Lưu ý khi tham quan mùa hoa tam giác mạch Vào mùa hoa nở rộ, Hà Giang đón rất nhiều du khách từ khắp nơi về chiêm ngưỡng và chụp ảnh. Tuy nhiên, để giữ trọn vẹn vẻ đẹp nguyên sơ của những cánh đồng hoa và không ảnh hưởng đến đời sống, sinh kế của bà con vùng cao, khách tham quan cần lưu ý một số điều quan trọng. Trước hết, không nên dẫm lên ruộng hoa hay ngắt hoa đem về. Hoa tam giác mạch tuy mảnh mai nhưng rất dễ hư hại nếu bị giẫm đạp, và cũng là cây trồng mang lại thu nhập cho bà con. Mỗi bông hoa là mồ hôi, công sức của người trồng trên vùng đất đá khô cằn – xin hãy trân trọng. Thứ hai, nếu có thu vé vào khu vực ngắm hoa, hãy vui vẻ đóng góp. Nhiều hộ dân đã bỏ công gieo trồng, chăm sóc hoa để tạo cảnh đẹp phục vụ du lịch, và nguồn thu từ vé là phần nhỏ...
24/04/2025

Máy gặt lúa mini 1.6 Cros có gì đặc biệt?
Trong bối cảnh nông nghiệp đang bước vào giai đoạn cơ giới hóa mạnh mẽ, nhu cầu về những dòng máy gặt nhỏ gọn, hiệu quả và tiết kiệm ngày càng tăng. Đặc biệt với các vùng canh tác ruộng nhỏ hoặc địa hình khó tiếp cận, máy gặt lúa mini 1.6 Cros đang nổi lên như một giải pháp tối ưu. Không chỉ gọn nhẹ, dễ điều khiển, dòng máy này còn đặc biệt sở hữu những thông số kỹ thuật vượt trội, phù hợp với nhu cầu thực tế của người nông dân. Động cơ mạnh mẽ với đầu nổ D32 Máy được trang bị đầu nổ D32, dòng động cơ diesel công suất lớn, hoạt động bền bỉ trong điều kiện làm việc liên tục. Nhờ động cơ khỏe, máy không chỉ vận hành mượt trên nền ruộng bằng mà còn dễ dàng băng qua các khu vực đồi núi, ruộng bậc thang mà không bị ì máy hay hụt tải. Lưỡi cắt tối ưu và hàm cắt rộng 1.4m Hàm cắt của máy có chiều rộng 1.4 mét, được thiết kế chuyên biệt để thu hoạch lúa nhanh mà vẫn đảm bảo gọn gàng, không làm rụng hạt. Lưỡi cắt sắc bén, hoạt động ổn định giúp giảm thiểu tối đa việc nghẹt rơm, từ đó hạn chế hao hụt sản lượng. Tăng độ bám, giảm sa lầy với bản xích rộng 35cm Một trong những điểm cộng lớn của máy gặt lúa mini 1.6 Cros chính là bản xích rộng tới 35cm. Với thiết kế này, máy di chuyển chắc chắn, ổn định trên mọi địa hình kể cả ruộng bùn, ruộng lầy. Xích không dễ trượt, hạn chế hiện tượng lún bánh, đảm bảo máy không sa lầy giữa đồng. Hạ sát gốc, không sót lúa với độ hạ hàm 15cm Máy có khả năng hạ sát mặt đất đến 15cm, giúp gặt gọn ngay từ phần gốc. Đây là tính năng rất được bà con ưa chuộng vì không chỉ giảm sót lúa mà còn thuận tiện cho công đoạn cày bừa sau thu hoạch, rút ngắn thời gian chuẩn bị cho vụ mới. Năng suất vượt trội từ 1700 – 2000m² mỗi giờ Dù có kích thước nhỏ gọn, máy gặt mini 1.6 Cros vẫn cho năng suất cao, trung bình đạt 1700 đến 2000 mét vuông mỗi giờ. Với hiệu suất này, bà con làm việc hiệu quả mà lại tiết kiệm công sức. Thùng chứa thóc dung tích lớn lên tới 220kg Một điểm nổi bật khác của máy gặt lúa mini 1.6 Cros là thùng chứa thóc. Nó có sức chứa lên đến 220kg, giúp bà con thu hoạch liên tục trong thời gian dài mà không cần dừng lại đổ lúa nhiều lần. Dung tích lớn làm tăng hiệu suất vận hành và giảm gián đoạn trong quá trình làm việc. Lúa sạch ngay sau khi gặt vì có sàng rung Đây là điểm đặc biệt nhất của máy gặt lúa mini 1.6 Cros. Máy được tích hợp sàng rung lọc sạch hạt lúa, loại bỏ vỏ trấu vụn và rác rơm ngay sau khi thu hoạch. Cải tiến hữu ích này giúp bà con có nguồn lúa sạch, giảm công đoạn sàng thủ công, đỡ mất sức sau thu hoạch. Hệ bánh tỳ sắt chắc chắn, bám nền tốt Máy sử dụng hệ bánh tỳ bằng sắt có khả năng chống mài mòn cao, giúp di chuyển ổn định trên mọi địa hình, đặc biệt ở các vùng ruộng có độ cứng không đồng đều. Bánh tỳ sắt bám ruộng tốt, không bị trượt như các loại bánh cao su thông thường. Độ hao hụt thấp Theo kiểm nghiệm thực tế, tỷ lệ hao hụt lúa dưới 3kg trên mỗi 1000m² – đây là con số lý tưởng đối với các dòng máy gặt mini. Nhờ thiết kế cơ chế gặt và gom lúa chính xác, hiệu quả, bà con hoàn toàn yên tâm về sản lượng thu về sau mỗi vụ mùa. Chế độ điều khiển linh hoạt Máy được trang bị 2 chế độ điều khiển là ngồi lái và dắt tay, rất thuận tiện cho người sử dụng. Đặc biệt là mỗi chế độ có một bảng điều khiển riêng. Khi làm việc ở ruộng bằng, bà con có thể ngồi lái thoải mái. Ngược lại, với ruộng hẹp, gồ ghề hay lúc lên dốc, lên xe, chế độ dắt tay giúp bà con dễ kiểm soát hơn, linh hoạt, an toàn hơn. Chuyên dụng cho ruộng bậc thang, đồi núi, chịu bùn sâu tới 40cm Máy gặt lúa mini 1.6 Cors được thiết kế đặc biệt dành cho ruộng bậc thang, đồi núi, khu vực ruộng nhỏ lẻ, khó tiếp cận – nơi mà các loại máy lớn không thể hoạt động hiệu quả. Không chỉ thế, máy còn chịu được độ lầy lún sâu...
18/04/2025
Danh mục tin tức
Tin tức nổi bật
5 giống lúa chịu mặn phổ biến hiện nay
05/05/2025
Hoa ban khoe sắc giữa núi rừng Tây Bắc
04/05/2025
Ưu điểm của máy gặt mini so với máy gặt lớn
25/04/2025
Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang nở rộ
24/04/2025