20/03/2025
Chè Shan Tuyết Suối Giàng không chỉ là một đặc sản của vùng núi Tây Bắc mà còn là biểu tượng của văn hóa và tinh thần người Mông nơi đây. Vậy điều gì đã làm nên thương hiệu vững chắc và độc đáo của búp chè này? Điều kiện tự nhiên lý tưởng Suối Giàng nằm ở độ cao hơn 1.371m so với mực nước biển, được bao phủ bởi sương mù và khí hậu mát mẻ quanh năm. Thổ nhưỡng...
08/03/2025
07/03/2025
Trên thực tế, gieo sạ và cấy lúa đều là những phương pháp gieo trồng phổ biến trong sản xuất lúa gạo. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng điều kiện canh tác. Vậy bà con nên chọn gieo sạ hay cấy lúa? Hãy cùng Machitech tìm hiểu chi tiết trong bài viết này! 1. Phương pháp gieo sạ lúa Gieo sạ là gì? Gieo sạ là phương pháp gieo hạt lúa (đã được ngâm ủ) trực tiếp xuống ruộng sau khi đã làm đất và chuẩn bị nước. Các hình thức gieo sạ Bà con có thể gieo sạ theo ba cách: gieo sạ vãi, gieo sạ hàng và gieo sạ thẳng. Gieo sạ vãi là rải hạt giống trực tiếp lên mặt ruộng. Gieo sạ hàng là gieo theo hàng bằng dàn gieo hoặc máy gieo hàng. Gieo sạ thẳng là dùng máy gieo hạt trực tiếp xuống đất. Ưu nhược điểm của gieo sạ - Ưu điểm: Giảm công lao động, tiết kiệm chi phí nhân công. Thời gian sinh trưởng ngắn, thu hoạch sớm hơn. Có thể cơ giới hóa, giúp tăng hiệu quả sản xuất. Trong phương pháp này, cây không phải chịu những căng thẳng như bị nhổ khỏi đất và tái tạo rễ con nhỏ. - Nhược điểm: Mật độ gieo dày, cây lúa dễ bị sâu bệnh, đổ ngã. Khó kiểm soát cỏ dại, dẫn đến giảm năng suất. Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. 2. Phương pháp cấy lúa Cấy lúa là gì? Cấy lúa là phương pháp ươm mầm hạt giống trước khi đem ra ruộng trồng. Sau khi cây giống đạt chuẩn, bà con sẽ nhổ cây vào ruộng theo hàng lối. Ưu nhược điểm của cấy lúa - Ưu điểm: Nó đòi hỏi ít hạt giống hơn. Cây lúa đủ dinh dưỡng, sinh trưởng tốt. Cấy đảm bảo cây đứng đồng đều và giúp cây lúa có lợi thế hơn so với cỏ dại mọc. Hơn nữa, cây con vẫn phát triển ngay cả khi ruộng không được san phẳng đầy đủ và mực nước không ổn định. Giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh. Năng suất ổn định, hạt lúa chắc mẩy. - Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, chi phí cao. Thời gian sinh trưởng dài hơn gieo sạ. Khó cơ giới hóa, chủ yếu phụ thuộc vào lao động thủ công. 3. Nên gieo sạ hay cấy lúa Tùy theo điều kiện canh tác, bà con có thể chọn phương pháp phù hợp. Nếu muốn tiết kiệm công lao động, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nên chọn gieo sạ. Nếu muốn đảm bảo năng suất, hạn chế sâu bệnh, chất lượng gạo cao, nên chọn cấy lúa. Dù chọn phương pháp nào, bà con cũng nên áp dụng kỹ thuật và quy trình chuẩn để tăng hiệu quả và năng suất. Hy vọng bài viết của Machitech có thể giúp bà con lựa chọn được phương pháp gieo trồng lúa phù hợp nhất với điều kiện canh tác của mình!
05/03/2025
Cỏ dại là một trong những nguyên nhân gây giảm năng suất lúa nghiêm trọng. Nếu không kiểm soát tốt, cỏ sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và nước với cây lúa, khiến lúa còi cọc, phát triển kém. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các cách diệt cỏ lúa hiệu quả giúp bảo vệ mùa màng và tối ưu năng suất. Diệt cỏ lúa bằng phương pháp thủ công Phương pháp này thường được áp dụng tại các ruộng lúa nhỏ hoặc khi mật độ cỏ dại chưa quá dày. Cách làm đơn giản là nhổ cỏ bằng tay hoặc dùng dụng cụ làm cỏ khi cỏ còn nhỏ, chưa ra hạt. Ngoài ra, việc xới đất trước khi gieo sạ cũng giúp làm đứt rễ cỏ và chôn vùi hạt cỏ xuống đất, hạn chế khả năng nảy mầm. Thời điểm làm cỏ thủ công hiệu quả nhất là khoảng 15-20 ngày sau khi sạ lần đầu và lần thứ hai khi lúa được 35-40 ngày. Ưu điểm của phương pháp này là không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho cây lúa và giúp hạn chế cỏ dại lâu dài. Tuy nhiên, nhược điểm là tốn nhiều công sức và không hiệu quả với những loại cỏ mọc dày hoặc có rễ ăn sâu. Diệt cỏ lúa bằng cách canh tác Một số kỹ thuật canh tác có thể giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại ngay từ đầu mà không cần dùng hóa chất. Gieo sạ dày là một trong những cách hiệu quả nhất, giúp lúa nhanh chóng che phủ mặt ruộng và không để lại khoảng trống cho cỏ phát triển. Ngoài ra, việc làm đất kỹ trước khi gieo sạ cũng giúp cày vùi hạt cỏ vào sâu trong đất, ngăn chặn sự nảy mầm. Việc giữ nước trong ruộng ngay sau khi gieo cũng là một cách hạn chế cỏ dại. Khi duy trì mực nước khoảng 3-5 cm trong ruộng, hạt cỏ sẽ không có điều kiện thuận lợi để phát triển. Cách làm này giúp giảm đáng kể lượng cỏ mà không cần dùng đến thuốc trừ cỏ. Sử dụng thuốc diệt cỏ hóa học Đây là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả, giúp kiểm soát cỏ dại trên diện tích lớn mà không tốn nhiều công lao động. Thuốc diệt cỏ được chia thành ba loại chính: - Thuốc tiền nảy mầm được phun ngay sau khi gieo sạ nhưng trước khi cỏ mọc lên. Một số loại phổ biến gồm Sofit 300EC, Butachlor 600EC, Ronstar 25EC, có tác dụng mạnh với các loại cỏ như lồng vực, đuôi phụng, cỏ năn. - Thuốc hậu nảy mầm sớm được sử dụng khi cỏ mới mọc, khoảng 10-15 ngày sau gieo sạ. Các loại như Pyanchor 3EC, Onecide 10WP, Nominee 10SC giúp kiểm soát cỏ mà không gây hại nhiều cho cây lúa. - Thuốc hậu nảy mầm muộn thường được dùng khi cỏ đã phát triển mạnh, từ 20-25 ngày sau gieo. Các loại thuốc như Glyphosate 480SL hay Anvil 5SC có khả năng tiêu diệt cả những loại cỏ khó trị như cỏ gạo, cỏ cháo. Tuy nhiên, bà con cần sử dụng đúng liều lượng để tránh ảnh hưởng đến cây lúa. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm thời gian, công lao động và hiệu quả nhanh chóng. Nhưng nếu lạm dụng thuốc trừ cỏ có thể gây tồn dư hóa chất trong đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Diệt cỏ bằng phương pháp sinh học Đây là giải pháp an toàn, thân thiện với môi trường và ngày càng được áp dụng rộng rãi. Một trong những cách phổ biến là thả vịt vào ruộng lúa. Vịt sẽ ăn cỏ dại và côn trùng có hại mà không làm ảnh hưởng đến cây lúa. Ngoài ra, một số chế phẩm sinh học cũng có khả năng ức chế sự phát triển của cỏ dại. Những sản phẩm này giúp bảo vệ đất và hệ sinh thái lâu dài mà không gây ô nhiễm. Tuy nhiên, phương pháp sinh học thường có tác dụng chậm và cần thời gian dài để phát huy hiệu quả rõ rệt. Mỗi phương pháp diệt cỏ đều có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy để đạt hiệu quả tốt nhất, bà con nên kết hợp nhiều biện pháp thay vì chỉ áp dụng một cách duy nhất. Việc kiểm soát cỏ dại hiệu quả không chỉ giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh mà còn giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất. Machitech hy vọng những cách diệt cỏ lúa trên sẽ giúp bà con có thêm lựa chọn phù hợp với mô hình canh tác của mình.
04/03/2025
Mặt trời hé rạng, những tia nắng đầu tiên phủ lên cánh đồng lúa xanh ngát trải dài đến tận chân trời. Cơn gió cao nguyên mang theo hương lúa chín, quyện cùng hơi thở của đất trời Đắk Lắk, như một lời mời gọi thân thương. Trên con đường uốn lượn giữa những thửa ruộng bạt ngàn, chúng tôi – những người đồng hành cùng bà con nông dân – lại một lần nữa trở về, mang theo sự háo hức của một cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa. Đây không chỉ là chuyến đi bảo dưỡng máy móc, mà còn là hành trình tìm lại những câu chuyện, những nụ cười, và cả những ước mơ của những người nông dân đã tin tưởng vào sản phẩm của chúng tôi. Sau một chặng đường dài hơn 1200 km từ Hà Nội đến xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk, điểm dừng chân của chúng tôi là nhà anh Y Nghiêm Ayun, - người đã tin tưởng, sử dụng 2 sản phẩm máy gặt lúa mini (1.4 Blue và 1.5 Pro) của chúng tôi trong hai năm qua. Vừa thấy chúng tôi từ xa, anh đã vội vàng chạy ra đón, nụ cười chân chất hiện rõ trên gương mặt rám nắng. Không đợi chúng tôi hỏi han, anh hồ hởi khoe ngay về vụ mùa vừa qua. Chúng tôi không khỏi vui mừng khi thấy anh vẫn khỏe mạnh, phấn khởi vì vụ mùa năm nay bội thu. Anh Y Nghiêm chia sẻ: “Hồi trước, chỗ tôi toàn gặt tay vì máy to không vào được. Đến mùa gặt bà con phải thuê người vì ruộng thì nhiều mà nhà neo, mà thuê khó vì vừa hiếm người vừa đắt. Từ khi có máy gặt lúa mini này bà con nhàn hơn, tiết kiệm được nhiều tiền, mà tôi cũng phát triển được kinh tế gia đình do nhận gặt thuê cho người khác trong buôn. Máy chạy được, ổn nên tôi mua con 1.4 Blue xong tôi mua tiếp con 1.5 Pro. Dễ sử dụng lắm, giờ vẫn bền đẹp như hồi trước”. Lời chia sẻ chân tình ấy chính là động lực để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Anh Y Nghiêm còn nói rằng nhờ có máy gặt mini, anh có thể chủ động gặt nhanh, tránh thất thoát do mưa gió. Nhìn chiếc máy gặt vẫn còn bóng loáng sau hai năm sử dụng, chúng tôi biết rằng sản phẩm của mình đã thực sự phát huy hiệu quả và được bảo quản, trân trọng đến mức nào. Chuyến đi không chỉ giúp chúng tôi kiểm tra máy móc mà còn là dịp để lắng nghe mong muốn của bà con. Anh Y Nghiêm mong muốn có thêm dòng máy gọn nhẹ hơn, dễ bảo trì và tiết kiệm nhiên liệu hơn nữa. Đấy chính là những góp ý quý giá giúp chúng tôi tiếp tục cải tiến sản phẩm để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế. Chúng tôi còn cảm nhận được tình cảm chân thành từ anh Y Nghiêm và bà con buôn làng. Niềm vui của bà con cũng chính là động lực để chúng tôi tiếp tục mang đến những sản phẩm chất lượng, góp phần vào sự bền vững của nền nông nghiệp Đắk Lắk nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung. Kết thúc chuyến hành trình, điều đọng lại trong chúng tôi không chỉ là niềm vui khi thấy sản phẩm của mình phát huy hiệu quả, mà còn là sự gắn kết bền vững với bà con nông dân. Machitech tin rằng, sự thành công của bà con cũng chính là thành công của chúng tôi. Cảm ơn bà con Đắk Lắk đã luôn tin tưởng và đồng hành. Chúng tôi sẽ tiếp tục mang đến những sản phẩm chất lượng, giúp bà con ngày càng phát triển vững bền!
28/02/2025
Máy gặt cũ đang trở thành lựa chọn của nhà nông vì giá thành rẻ hơn máy mới nhưng vẫn có chất lượng tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn mua được một chiếc máy bền bỉ, ít hỏng vặt. Nếu không có kinh nghiệm, bạn rất dễ mua phải máy kém chất lượng, hao dầu, nhanh hỏng. Vậy kinh nghiệm mua máy gặt cũ giúp bạn chọn đúng máy, tránh mất tiền oan là gì? Machitech sẽ mang đến cho bạn ở bài viết dưới đây! Kiểm tra đời máy – Không nên chọn máy quá cũ Máy gặt cũ có nhiều đời khác nhau, đời càng mới thì công nghệ càng tiên tiến, giúp tiết kiệm nhiên liệu và vận hành hiệu quả hơn. Khi mua máy, bạn nên chọn những model từ năm 2008 trở lên để đảm bảo không bị lỗi thời và dễ sửa chữa khi cần. Nếu mua máy đời quá cũ, khả năng gặp trục trặc sẽ cao hơn, đồng thời việc tìm phụ tùng thay thế cũng khó khăn hơn. Để kiểm tra chính xác đời máy, bạn có thể xem số khung, số máy hoặc tra cứu thông tin model trên website chính hãng của hãng sản xuất. Kiểm tra động cơ – một trong những kinh nghiệm mua máy gặt cũ quan trọng Động cơ là bộ phận quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của máy gặt cũ. Khi kiểm tra máy, bạn cần: - Nổ máy thử để nghe tiếng động cơ, nếu máy chạy êm, tiếng nổ đều, không có âm thanh lạ thì động cơ còn tốt. - Quan sát khói thải, nếu có khói đen nhiều thì có thể động cơ đã yếu, nếu có khói trắng thì có thể bị hở bạc hoặc gặp vấn đề về nhiên liệu. - Kiểm tra rò rỉ dầu và nước làm mát, nếu có dấu hiệu rò rỉ thì máy có thể đã bị xuống cấp hoặc từng gặp sự cố lớn. Tốt nhất, bạn nên đi cùng một người có kinh nghiệm về máy móc nông nghiệp để kiểm tra kỹ phần động cơ trước khi quyết định mua. Kiểm tra hệ thống dao cắt và băng tải Máy gặt đã qua sử dụng nên hệ thống dao cắt và băng tải có thể đã bị hao mòn. Nếu dao cắt bị cùn, lúa sẽ không được cắt gọn, làm giảm năng suất thu hoạch. Băng tải nếu bị rách, nứt thì khi vận hành sẽ không ổn định, gây gián đoạn công việc. Nếu có thể, hãy yêu cầu người bán chạy thử máy trên ruộng lúa để kiểm tra khả năng hoạt động thực tế của máy. Kiểm tra hệ thống đề và thủy lực Hệ thống đề có vai trò quan trọng trong việc khởi động máy, nếu máy khó đề hoặc phải thử nhiều lần mới nổ máy thì có thể hệ thống điện hoặc ắc quy đã có vấn đề. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra hệ thống thủy lực, nếu có rò rỉ dầu hoặc máy nâng hạ không ổn định thì có thể máy đã bị hao mòn, cần sửa chữa trước khi đưa vào sử dụng. Tuyệt đối không nên mua máy chỉ dựa vào hình ảnh trên mạng hoặc giá quá rẻ mà không kiểm tra trực tiếp. Nếu có thể, hãy tham khảo ý kiến từ những người đã từng mua máy để tìm được địa chỉ đáng tin cậy. Tuy nhiên, để đảm bảo thì bạn nên mua máy gặt lúa mới, có chế độ chăm sóc, bảo hành rõ ràng. Trên đây Machitech đã mang đến cho bạn kinh nghiệm mua máy gặt cũ. Bạn đã từng mua máy gặt cũ chưa? Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn để giúp những người khác có thêm thông tin hữu ích khi mua máy!
27/02/2025
Đất trồng là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, sau nhiều mùa vụ, đất có thể bị thoái hóa, bạc màu, giảm độ phì nhiêu. Vậy cách cải tạo đất trồng để tăng độ phì nhiêu, giúp cây phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao là gì? Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp hiệu quả dưới đây. Bổ sung phân hữu cơ Phân hữu cơ giúp cải thiện kết cấu đất, cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên, đồng thời tăng cường hệ vi sinh vật có lợi. Một số loại phân hữu cơ phổ biến gồm: - Phân chuồng: Cung cấp dinh dưỡng lâu dài, giúp đất tơi xốp. - Phân xanh: Là các loại cây họ đậu hoặc cỏ dại ủ hoai mục, giàu đạm. - Phân trùn quế: Tăng khả năng giữ nước và bổ sung vi sinh vật có lợi. - Phân rác hữu cơ: Được ủ từ rác thải sinh học như vỏ rau củ, lá cây. Luân canh và đan xen cây trồng Việc trồng luân phiên các loại cây khác nhau giúp cân bằng dinh dưỡng trong đất, hạn chế sâu bệnh. Một số gợi ý cho bà con là: - Luân canh: Trồng luân phiên cây họ đậu (đậu xanh, đậu nành) với cây lúa, cây ngô để bổ sung đạm tự nhiên cho đất. - Xen canh: Kết hợp trồng nhiều loại cây trên cùng một diện tích để tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng. Sử dụng vôi là cách cải tạo đất trồng để tăng độ phì nhiêu Vôi có tác dụng khử chua, cải thiện độ pH của đất, giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Nên bón vôi định kỳ 6 – 12 tháng/lần với liều lượng phù hợp tùy theo loại đất. Tăng cường vi sinh vật có lợi Vi sinh vật có lợi giúp phân hủy chất hữu cơ, cố định đạm và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Bà con có thể bổ sung bằng cách: - Sử dụng chế phẩm vi sinh EM để cải thiện môi trường đất. - Ủ phân hữu cơ với nấm Trichoderma để phòng trừ nấm bệnh hại cây. - Trồng cây họ đậu để thúc đẩy vi khuẩn cố định đạm tự nhiên. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học Hóa chất có thể tiêu diệt vi sinh vật có lợi và làm đất chai cứng. Thay vào đó, bà con nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ để bảo vệ môi trường đất. Tăng cường che phủ đất Một trong những cách cải tạo đất trồng để tăng độ phì nhiêu là che phủ đất bằng rơm rạ, cỏ khô hoặc bạt phủ. Điều này giúp giữ ẩm, hạn chế xói mòn và bổ sung chất hữu cơ cho đất. Tận dụng nguồn phân bón tự nhiên Ngoài phân hữu cơ, bà con có thể sử dụng phân xanh, tro bếp, xác bã thực vật để cải tạo đất tự nhiên và tiết kiệm chi phí. Việc áp dụng các cách cải tạo đất trồng để tăng độ phì nhiêu trên cần sự kiên trì và đúng kỹ thuật. Nó không chỉ giúp đất màu mỡ hơn mà còn nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường. Bà con hãy bắt tay vào cải tạo đất ngay hôm nay để có một vụ mùa bội thu!
26/02/2025
Cây lúa là một trong những cây trồng quan trọng nhất, nhưng lại thường xuyên bị sâu bệnh tàn phá gây giảm năng suất. Hiểu rõ về các loại sâu bệnh và cách phòng trừ là chìa khóa giúp bà con đạt được vụ mùa bội thu. Dưới đây là 5 loại sâu bệnh hại lúa thường gặp và cách phòng trừ hiệu quả. 1. Rầy nâu Rầy nâu xuất hiện nhiều trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, đặc biệt khi ruộng gieo mật độ quá dày. Loài sâu này bám vào lá và gốc lúa, chích hút nhựa làm cho lá bị vàng ủ, khiến cây lúa chậm phát triển. Hơn nữa, rầy nâu còn là trung gian truyền bệnh vàng lùn và lùn xoằn. Cách phòng trừ hiệu quả có thể được thực hiện bằng việc gieo sạ lúa đúng lịch thời vụ và giữ mật độ gieo hợp lý để tránh gieo quá dày và luân canh cây trồng. Bên cạnh đó, bà con nên sử dụng các loại thuốc như Actara 25WG, Chess 50WG khi rầy nâu phát triển mạnh. 2. Sâu cuốn lá Sâu cuốn lá phát triển trong điều kiện nóng ẩm, nhất là khi ruộng lúa bón thừa đạm. Sâu non cuốn lá thành ống dính lại để tránh kẻ thù và ăn phần thịt của lá lúa. Chúng làm cho lá khô, ảnh hưởng đến quang hợp. Cách phòng trừ hiệu quả là giữ mực nước đồng đều và sử dụng các loại thuốc sinh học hoặc thuốc hóa học hợp lý khi sâu xuất hiện nhiều như: Regent 800WG, Padan 95SP,... 3. Bệnh bạc lá - một trong 5 loại sâu bệnh lúa thường gặp và cách phòng trừ hiệu quả Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra, phát triển mạnh khi độ ẩm cao. Khi mắc bệnh này, lá lúa xuất hiện vết bạc màu và lan rộng nhanh. Sử dụng giống lúa kháng bệnh và tăng cường phân kali, silic sẽ giúp giảm nguy cơ bị nhiễm. Bà con cũng có thể dùng thuốc trừ như Starner 20WP hoặc Kasumin 2L. 4. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn Đây là bệnh do virus truyền qua rầy nâu, thường xuất hiện vào mùa mưa. Đặc biệt, nếu lúa được gieo trồng không đồng loạt, lúa gối vụ liên tục sẽ tạo điều kiện cho virus sinh sản và lây lan nhanh chóng. Để bảo vệ cây lúa, bà con cần theo dõi mật độ rầy nâu và thực hiện gieo sạ đúng lịch thời vụ, diệt rầy nâu, sử dụng giống kháng bệnh. Thuốc trừ rầy như Applaud 10WP hoặc Admire 50EC rất hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh vàng lùn, vàng xoắn. 5. Thối rễ lúa Thối rễ lúa là một bệnh do nấm gây ra, thường xuất hiện trong ruộng có độ ẩm cao, đất bị chua phèn hoặc tình trạng thoát nước kém. Bệnh gây hại chủ yếu trên rễ lúa, làm rễ bị thối đen, suy yếu, khiến cây lúa phát triển kém và dẫn đến giảm năng suất nghiêm trọng. Bà con cần làm đất kỹ, đảm bảo ruộng có hệ thống thoát nước tốt để giảm áp lực bệnh. Khi bệnh xuất hiện, có thể sử dụng các loại thuốc như Validacin 3SL, Kasumin 2L để điều trị. Trên đây, Machitech mang đến cho bà con thông tin về 5 loại sâu bệnh hại lúa thường gặp và cách phòng trừ hiệu quả. Phòng trừ sâu bệnh cho lúa không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giảm chi phí sản xuất, góp phần giúp nhà nông đạt vụ mùa bội thu.
25/02/2025
05/05/2025
04/05/2025
25/04/2025
24/04/2025